CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG NHÀ, HƯỚNG CỬA VÀ TÂM NHÀ

TỔNG HỢP, TỰ XEM PHONG THỦY CHO NHÀ

Xác Định Hướng Nhà, Hướng Cửa Và Tâm Nhà

 

Cách xác định hướng nhà chuẩn nhất theo phong thủy

 

Việc xác định hướng nhà, hướng mộ…. và đo độ số chính xác là một công việc quan trọng bậc nhất trong phong thủy, tuy nhiên điều này không hề dễ dàng, nhất là trong kiến trúc hiện nay. Để giúp mọi người phần nào cách đo và xác định hướng, tôi xin trình bày một số phương pháp đo hướng.
 – Theo lý thyết phong thủy, tùy từng trường phái mà ta lấy hướng nhà hoặc hướng tọa làm trọng, ở đây tôi xin trình bày cách đo theo hướng nhà, bởi vì trên thực tế rất khó có thể đo xác định hướng tọa của khu nhà, khu đất một cách chính xác.

Xác Định Hướng Nhà – Hướng Cửa Chính

Hướng nhà được xác định dựa trên khoảng không có nhiều dương khí nhất như sau:
– Lấy đường phố để định hướng: Cách đơn giản nhất là để ý xem xung quanh nhà có đường phố nào không? Nếu có thì mặt nào của căn nhà hướng về nơi đó chính là hướng nhà, cho dù là có cửa ra, vào hay không. Lúc đó, mặt có cửa chỉ được coi là “hông nhà” mà thôi. Nhưng cách lấy đường phố để định hướng nhà cũng còn có nhiều trường hợp phức tạp như sau:
• Nếu nhà chỉ gần 1 con đường và mặt đó có sân, hay có lối đi để ra, vào nhà thì mặt đó được xem là hướng nhà, cho dù là có cửa hay không.
• Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, nhưng mặt đó lại được rào kín, không có lối ra, trong khi mặt khác lại có cửa, sân, và lối ra 1 hẻm nhỏ khác thì lại phải tính mặt có sân, cửa là hướng của căn nhà.
• Nếu nhà gần 2 con đường thì thông thường mặt nào gần con đường lớn hơn sẽ là hướng của căn nhà, cho dù là mặt đó có cửa hay không.
• Nếu nhà gần 2 con đường lớn như nhau, thì mặt nào có sân hay có lối đi cho mọi người trong nhà, hoặc khách bộ hành có thể qua lại thì được xem là hướng. Nếu trong trường hợp cả 2 mặt đều có thì lúc đó mới chọn mặt có cửa ra vào làm hướng.
• Nếu nhà gần 3 con đường… thì phương pháp chọn hướng cũng tương tự, tức là trước nhất xem coi mặt nào gần con đường lớn nhất, sau đó mới tính tới sân, lối đi cho mọi người ra, vào hay khách bộ hành đi ngang qua, rồi mới tính đến cửa ra vào nhà. Cho nên phương pháp chung thật ra chỉ là lấy dương (động) làm hướng, lấy âm (tĩnh) làm tọa.
– Lấy lối đi để định hướng: Đối với những nhà trong 1 chung cư lớn hoặc cao tầng thì hướng nhà thường là mặt tiếp giáp với lối đi của tầng (hay của chung cư) đó. Nhất là trong những chung cư khi mỗi tầng có nhiều căn hộ khác nhau. Tuy nhiên, với những chung cư mà mỗi tầng chỉ có 1 căn hộ thì hướng của căn hộ cũng là hướng của chung cư, chứ không có sự khác biệt. Một chung cư mà mỗi tầng có 2 căn hộ thì còn tùy thuộc vào mỗi tầng có lối đi xuyên suốt hay không mà quyết định hướng của mỗi căn hộ là theo lối đi hay theo hướng chung cư.
 
Tóm lại hãy nhớ đại ý là: Nơi động (Dương) sẽ làm hướng nhà. Nếu không sẽ rất lúng túng
Xác Định Hướng Cửa
Nhiều người nhầm tưởng hướng nhà chính là hướng cửa. Thực ra hướng cửa là hướng có đường thẳng vuông góc với mặt ngang của cửa.
– Hướng cửa có 2 trường hợp:
+ Hướng cửa trùng với hướng nhà
+ Hướng cửa không trùng với hướng nhà
Như vậy qua định nghĩa và hai trường hợp về hướng nhà và hướng cửa, chúng ta đã hình dung cho mình được chính xác nhất hướng nhà và hướng cửa.
 Đo hướng nhà
 Các nhà phong thủy thường xác định phương hướng bằng một dụng cụ đặc biệt là la bàn phong thủy (la kinh). Dụng cụ này hết sức phức tạp, chỉ các chuyên gia mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, đối với các bạn không hành nghề phong thủy bạn chỉ cần dùng những chiếc la bàn đơn giản là được
La bàn phong thủy
La bàn
                                 
– Kiếm một la bàn tương đối lớn, có thể đọc được từng độ một. Đưa la bàn ra phía trước nhà, đứng nhìn thẳng về phía trước.
  • Để tránh tác động của từ trường lên chiều quay của kim la bàn, khi đo hướng nhà, đừng đứng gần các thiết bị điện, ô tô. Hạn chế khi đo hướng nhà dùng kim loại trên người (điện thoại di động, dây chuyền, đồng hồ, nhẫn, thắt lưng có kim loại…).
  • Đứng bên ngoài nhà, mặt nhìn quay vào ngôi nhà đứng ở trung điểm (điểm giữa) chiều ngang ngôi nhà, đứng cách ngôi nhà chừng 1m -1,5 m.
  • Hai tay cầm la bàn cân bằng không nghiêng lệch, ngang tầm hông, xoay la bàn cho tới khi mũi kim tô màu (màu xanh trong hình minh hoạ) trùng khít với hướng chính bắc (chữ N trên la bàn hình 1), mũi kim phải trùng với (O’ độ – N- Bắc).
  • Xoay mặt kính trên La Bàn (có vạch màu vàng) – Đường màu vàng này phải vuông góc với Cạnh Ngang của Ngôi Nhà. Đọc con số ghi trên vòng ngoài của la bàn, nằm trên cùng đường thẳng với mũi tên (màu vàng) trên mặt kính.
  • Cần thử đi thử lại khi xem độ số (dịch sang trái sang phải một chút nhưng vẫn giữ nguyên khoảng cách tới ngôi nhà). Để xem có sự khác biệt giữa các số đo của mỗi lần không. Nếu có sai số lớn hơn 3 độ trong 3 lần đo, bạn đang chịu ảnh hưởng của các thiết bị điện hoặc kim loại, ví dụ đang đứng gần hệ thống đường ống nào đó. Hãy thay đổi vị trí và đo lại. Đối với chúng tôi sai lệch 3-5 độ là sai biệt rất lớn. Độ số mà bạn vừa đo được là Toạ của nhà, ngược lại (đối xung) với con số trên là Hướng.
 Cách 2 :
       Muốn cho thật chính xác thì cần vẽ một đường thẳng song song với bức tường phía trước       nhà, cách tường khoảng 2m. Rồi đứng sao cho 2 gót chân chạm lêm đường thẳng đó. Có như     vậy hướng nhìn thẳng về phía trước mới chính xác là hướng nhà.
Sau đó, cầm ngửa mặt la bàn lên trời, phải cầm cho bằng phẳng, để kim la bàn có thể tự động xoay chuyển cho đến khi nó ngừng hẳn. Lúc đó mũi kim la bàn sẽ nằm ở chính Bắc (tức 0 độ). Sau đó giữ nguyên như thế, nhưng đưa la bàn lên gần mắt, mắt nhìn thẳng về phía trước (nhưng xuyên qua mặt la bàn) thì sẽ biết hướng nhà là bao nhiêu độ. Nhớ là khi coi vẫn phải để ý 2 vấn đề là:
• Giữ cho la bàn bằng phẳng, để kim vẫn có thể di chuyển linh hoạt. Nếu để nghiêng la bàn thì kim sẽ bị “kẹt” và do đó sẽ chỉ sai hướng.
• Mũi kim của la bàn vẫn phải chỉ về chính Bắc (tức 0 độ), chứ không được xê dịch đi đâu cả. Thường thì trên mặt la bàn sẽ có 1 mặt kính có thể xoay được, trên đó cũng thường có 1 đường kẻ. Cho nên chỉ việc đưa la bàn lên gần mắt, giữ cho kim không còn xoay chuyển nữa, rồi xoay mặt kính cho đường thẳng vẽ trên đó thẳng với phía trước thì tuyến độ ngay chỗ đường thẳng đó chính là hướng nhà.
Xác Định Tâm Nhà
Xác định tâm nhà là việc vô cùng quan trọng trong việc lập cực và phân chia cửu cung khí trường trong phong thủy, việc xác định được tâm nhà chuẩn xác thì việc tính toán mới chính xác.
Có rất nhiều phương pháp xác định tâm nhà. Tuy nhiên các phương pháp đưa ra còn nhiều mâu thuẫn, nhất là đối với những ngôi nhà có khuyết góc hay nhà hình chữ L, vì  hiện nay đa phần cấu trúc, hình dạng, bố cục nhà, căn hộ chung cư phức tạp và đa dạng hơn thời xa xưa rất nhiều, khiến việc tìm tâm nhà từ đơn giản đôi lúc càng trở nên khó khăn. Đối với những nhà được xây theo hình vuông hay hình chữ nhật thì tâm nhà là giao điểm của 2 đường chéo.
Tìm tâm nhà - hướng nhà
Tâm nhà hình vuông và hình chữ nhật
Đối với những nhà có hình tam giác, lục giác, hình thang… thì cách tính tâm nhà cũng là cách tính tâm những hình này trong các lớp toán tiểu học.
Tìm tâm và hướng nhà
Tâm nhà đa giác và hình hình học khác
 
Còn đối với những nhà có nhiều góc cạnh không đồng đều thì việc định tâm nhà tương đối khó khăn hơn. Phương pháp đơn giản nhất để tìm tâm của những căn nhà này là vẽ sơ đồ nhà (hình dạng căn nhà) lên tấm bìa cứng. Rồi lấy  một vật nhọn (như đầu viết chì, viết big, que xiêm..) đặt ở bất kỳ điểm nào trên tấm bìa để nâng tấm bìa cứng có hình sơ đồ căn nhà lên, cho đến khi nào tấm bìa này thăng bằng, đó chính là tâm nhà. (Các bạn lưu ý cắt hết những phần thừa của tấm bìa cứng đi, chỉ để lại phần sơ đồ căn nhà mà thôi khi thực hiện nhé.)
Dùng bút đánh dấu điểm vừa tìm được ( điểm thăng bằng đó), xong bạn vẽ 2 đường thẳng đi ngang qua điểm đó: 1 đường thẳng góc với 2 bên hông nhà; 1 đường thẳng góc với 2 mặt trước, sau của căn nhà. Đường thẳng thứ 2 này sẽ là tọa và hướng của căn nhà. Từ đường thẳng này bạn có thể phân ra 8 hướng và 24 sơn chung quanh nhà để xác định chính xác vị trí của mọi thứ trong nhà trước khi luận đoán cát, hung, hay tìm cách sửa đổi phong thủy cho căn nhà đó.
Các bạn cần biết thêm những nhà không phải là hình vuông hay hình chữ nhật, nguyên tắc chung cho xác định tâm nhà cho loại hình ngôi nhà này là đưa hình dạng ngôi nhà trở về thành hình vuông hay hình chữ nhật rồi từ đó lấy giao điểm của 2 đường chéo là tâm nhà. Vì chúng tôi biết là các bạn rất lúng túng với loại hình ngôi nhà bị khuyết góc, lồi, lõm. “Cẩn tắc vô ưu”, nên cứ từ tốn, kiên nhẫn thực hiện cho chuẩn, thực tập nhiều sẽ thành dễ. Chúng ta sẽ có 2 trường hợp: 1. Khuyết góc hoặc lồi ra nhỏ hơn 1/3 cạnh đang xem xét; 2. 1. Khuyết góc hoặc lồi ra lớn hơn 1/3 cạnh đang xem xét.
Loại hình ngôi nhà khuyết góc hoặc lồi ra 1 góc, mà góc khuyết hoặc góc lồi đó nhỏ hơn 1/3 phần xem xét::
  • Trường hợp ngôi nhà bị khuyết góc , mà góc khuyết nhỏ hơn 1/3 phần so sánh thì ta xác định tâm nhà bằng cách bù luôn phần khuyết đó thành hình vuông để xác định tâm nhà.
  • Trường hợp nhà lồi 1 góc, mà góc đó nhỏ hơn 1/3 vùng so sánh thì ta bỏ góc lồi đó để xác định tâm nhà
Phần lồi của cạnh rất nhỏ nên bỏ đi không tính vào khi xác định tâm nhà
Góc khuyết này rât nhỏ không đáng kể – nên bù vào để xác định tâm
 
Hinh1. Lấy bình quân của 2 phần lồi và lõm, lúc này nó sẽ giống như là diện tích của hình vuông, sau đó ta lấy điểm giao nhau thì đây chính là điểm lập cực
Hinh2. Mặt bằng có 2 vị trí đểu lõm vào, ta tiến hành làm đầy hai phẩn này rổi dựa vào điểm giao nhau của 4 góc rổi tÌm ra điểm lập cực.
Hinh3. Mặt bằng có 1 vị trí lồi ra, ta tiến hành loại bỏ phẩn này rổi tìm ra điểm lập cực từ điểm giao nhau của 4 góc.
Hinh4. Mặt bằng có hình chữ L thì ta lấy một đường thẳng song song ở giữa của 2 đẩu, điểm giao nhau trên đường thẳng chính là điểm lập cực
Tóm lại: các bạn nhớ nguyên tắc chung là lồi nhỏ thì không tính vào, khuyết nhò thì bù vào cho đủ.

Thể hiện sơ đồ nhà (hoạ đồ- mặt bằng căn nhà):

Các bạn cần phải đo chính xác chiều dài, chiều rộng của căn nhà là bao nhiêu mét (hay feet), thể hiện chúng lên giấy trắng thống nhất đơn vị đo lường, nếu quen dùng mm là mm hết, mét là mét hết, feet là feet hết, inch là inch hết cho cả chiều dài, chiều rộng và các bộ phận khác. Các bạn nên vẽ trước chiều rộng (ngang) và chiều dài (sâu) của căn nhà lên giấy trước, tỷ lệ kích thước trên sơ đồ phải chính xác để khi phân 8 cung trong nhà không sai lệch (bước sau)
Kế đến, ta vẽ lần lượt cách bố trí cuả căn nhà, như cửa chính, cửa sau, cửa sổ, phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, v.v., theo từng khu vực trong khuôn viên của 4 bức tường. Dĩ nhiên là phải đo kích thước và tính tỷ lệ trước khi vẽ, ví dụ nếu ta muốn vẽ vị trí bếp thì phải đo xem nó cách bức tường phía trước (hay phía sau) khoảng bao nhiêu. Và cách bức tường bên phải (hoặc bên trái) khoảng bao nhiêu. Rồi nó lớn khoảng bao nhiêu. Và nhìn về bức tường nào?..Nhớ là vẽ thêm tất cả các tầng lầu (nếu có).
Sau đó, ta đưa tâm nhà như đã nói ở trên để xác định tâm nhà trên sơ đồ vừa vẽ xong. Như vậy là ta có được một sơ đồ nhà hoàn chỉnh.
Một bản vẽ nhà hoàn chỉnh – Xác định tâm nhà

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0898.993.858 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *